vi-VNen-US
Hotline: 0913460889 (Mr. Thơ – Luật sư)

TRANH TỤNG DÂN SỰ

Văn phòng luật sư Nguyễn Đình Thơ tư vấn, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đối với các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự.

BÔ LUẬT DÂN SỰ CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định về nguyên tắc cho chuyển giao hợp đồng (Điều 309 – 317), trong đó: Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ các trường hợp Luật quy định khác; Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ – CIVILLAWINFOR

Bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng

Một trong những vấn đề khó khăn và hay gây tranh cãi trong các tranh chấp, đó là việc tính toán số tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Để đòi bồi thường thành công, các bên cần phải lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.

“Di tặng” theo quy định tại Điều 671 Bộ luật Dân sự

Điều 671 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định về di tặng: “1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. 2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Trao đổi về việc xác định cha mẹ cho con và cấp dưỡng nuôi con

Để những người chưa thành niên hoặc người đã thành niên bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có điều kiện tồn tại, phát triển bình thường, lành mạnh trước hết được bảo đảm bởi sự tự giác thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái xuất phát từ lương tâm và bổn phận của bậc cha, mẹ (bài viết này không đề cập đến trách nhiệm cấp dưỡng của các thành viên khác trong gia đình như ông, bà, anh, chị em,…).

Một số vấn đề liên quan đến người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự

Trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự thời gian gần đây, đã phát sinh một số tình huống gây ra sự tranh cãi về mặt pháp lý cũng như các cách hiểu và áp dụng không thống nhất giữa những người tiến hành tố tụng với nhau cũng như giữa những người tiến hành tố tụng với luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin minh hoạ bằng một trường hợp cụ thể mà hiện nay còn nhiều ý kiến chưa thống nhất.

Giấy ủy quyền sử dụng tài sản

Tôi mua ôtô nhưng không làm hợp đồng mua bán mà chỉ làm giấy ủy quyền với nội dung thay mặt bên ủy quyền được phép sử dụng, giao dịch mua bán, và giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý khác. Theo tôi được biết theo Bộ luật Dân sự có một quy định là hợp đồng ủy quyền sử dụng tài sản (cụ thể là ô tô) phải qua công chứng. Điều này hoàn toàn hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Xin hỏi: Khi cảnh sát giao thông kiểm tra hành chính, theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP tôi xuất trình giấy ủy quyền ra có bị phạt hay không?

Vợ vay tiền không cho chồng biết

Do mắc vào tệ nạn cờ bạc, vợ tôi có vay tiền của một số người quen mà tôi không được biết. Nay Tòa án buộc vợ tôi phải trả tiền cho các chủ nợ. Xin hỏi pháp luật xử lý như thế nào về tài sản chung của chúng tôi?

Hành vi lừa dối khách hàng

Ngày 13/11/2012 tôi đi mua một chiếc tủ lạnh với ý định mua tủ lạnh hiệu Sanyo, 2 ngăn có đóng tuyết. Khi đến cửa hàng thì chủ cửa hàng tư vấn cho tôi mua chiếc tủ lạnh hiệu Darling vì có nhiều tính năng tốt hơn tủ lạnh Sanyo tôi định mua (không đóng tuyết, không có mùi hôi khi sử dụng…) với giá 3.100.000 đồng. Chủ cửa hàng cam kết đây là hàng trưng bày nên chỉ bạc màu nhãn sản phẩm, nhưng vẫn là tủ lạnh mới. Tôi đồng ý và thanh toán đủ, nhưng khi về nhà kiểm tra lại, tôi thấy tên sản phẩm, các thông số tủ đều bị dán nhãn chồng lên tên, thông số thực của tủ, tủ đã rất cũ. Tôi có liên hệ lại với cửa hàng thì họ trả lời rằng họ không còn trách nhiệm gì nữa và hướng dẫn tôi liên hệ với bên bảo hành.

Đòi lại tiền cho vay khi hợp đồng vay tiền, thế chấp tài sản không công chứng? Ủy quyền khởi kiện.

Tôi cho người họ hàng vay tiền để làm ăn. Gia đình họ thế chấp tài sản cho tôi là quyền sử dụng đất. Hai bên lập hợp đồng rõ ràng (ký tên và lăn tay) nhưng không công chứng.  Nay, họ thông báo cho tôi là họ không có khả năng trả nợ

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào. Các bên nói trên vẫn có trách nhiệm với nhau trong việc bồi thường thiệt hại trước sự kiện gây ra thiệt hại ngoài dự kiến về tài sản hoặc về tinh thần. Cụ thể người gây thiệt hại là người duy nhất phải thực hiện trách nhiệm trước người bị hại và người bị hại có quyền yêu cầu người gây hại phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của mình.

Vấn đề huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng do vi phạm

Khi giao kết hợp đồng, các bên đều hướng tới một lợi ích nhất định và thường đưa ra một thời hạn để thực hiện. Nhưng nhiều khi lợi ích hợp pháp của một trong các bên không đạt được vì hợp đồng không được thực hiện như dự tính. Trước hoàn cảnh này, bên không được thực hiện có thể yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại, huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng hay không? Bài viết dưới đây xin được đề cập đến việc huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng sau và trước khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?

Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau: