vi-VNen-US
Hotline: 0913460889 (Mr. Thơ – Luật sư)

TRANH TỤNG DÂN SỰ

Văn phòng luật sư Nguyễn Đình Thơ tư vấn, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đối với các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự.

BÔ LUẬT DÂN SỰ CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định về nguyên tắc cho chuyển giao hợp đồng (Điều 309 – 317), trong đó: Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thoả thuận, trừ các trường hợp Luật quy định khác; Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ – CIVILLAWINFOR

Bồi thường thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng

Một trong những vấn đề khó khăn và hay gây tranh cãi trong các tranh chấp, đó là việc tính toán số tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm. Để đòi bồi thường thành công, các bên cần phải lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.

“Di tặng” theo quy định tại Điều 671 Bộ luật Dân sự

Điều 671 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 quy định về di tặng: “1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. 2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Trao đổi về việc xác định cha mẹ cho con và cấp dưỡng nuôi con

Để những người chưa thành niên hoặc người đã thành niên bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có điều kiện tồn tại, phát triển bình thường, lành mạnh trước hết được bảo đảm bởi sự tự giác thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái xuất phát từ lương tâm và bổn phận của bậc cha, mẹ (bài viết này không đề cập đến trách nhiệm cấp dưỡng của các thành viên khác trong gia đình như ông, bà, anh, chị em,…).

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản hợp pháp để tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu của mình gây thiệt hại cho người khác

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS), mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; quyền sở hữu hợp pháp của công dân được pháp luật thừa nhận. Do đó, bất cứ người nào có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự uy tín của pháp nhân hoặc các chủ thể khác thì phải có nghĩa vụ bồi thường.