vi-VNen-US
Hotline: 0913460889 (Mr. Thơ – Luật sư)

Bảo đảm tranh tụng tại phiên toà, cơ sở hình thành phán quyết của Toà án

21/08/2013 16:32        

TS. Nguyễn Sơn – Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

1. Khái quát về tranh tụng trong tố tụng hình sự

Trong khoa học luật tố tụng hình sự, “tranh tụng” không phải là vấn đề mới, được nhiều nước trên thế giới áp dụng như Anh, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản... Theo nghĩa đầy đủ thì tranh tụng là sự kiện cáo dẫn đến tranh luận giữa hai bên có lập trường tương phản nhau, Toà án làm trọng tài phân xử. Tranh tụng cũng cónghĩa là sự tranh chấp phát sinh thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và để giải quyết tranh chấp đó, Tòa ántạo điều kiện để các bên tham gia tranh tụng đưa ra chứng cứ hợp phápđược thu thập theo thủ tục do pháp luật qui địnhđể giải quyết vụ việc. Phiên toà xét xử vụ án hình sự, dưới sự điều khiển của Chủ tọa phiên toà, với sự tham gia đầy đủ của tất cả các chủ thể thuộc bên buộc tội, bên bào chữa, thìhoạt động buộc tội, hoạt độngbào chữa và xét xử được thực hiện, bản án, quyết định của Toà án là văn bản pháp lý có giá trị kết thúc quá trình tranh tụng giữa các bên. Tranh tụng chính là phương tiện để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra của tố tụng hình sự, nhằm giải quyết vụ án hình sự khách quan, toàn diện, nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Nó bảo đảm cho các chủ thể tham gia thực hiện có hiệu quả chức năng của mình trong tố tụng hình sự, đặc biệt là ở giai đoạn xét xử vụ án. Có thể thấy tranh tụng không chỉ thể hiện bản chất dân chủ, bình đẳng,nhân đạo của tố tụng hình sự mà còn là cơ sở để xác định địa vị tố tụng, chức năng của các chủ thể trong tố tụng hình sự. Tại phiên tòa xét xử vụ ỏn các chức năng tố tụng cơ bản được phân định rạch ròi: buộc tội, gỡ tội và tài phán. Cũng tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, vai trò của bên buộc tội, bên bào chữa được xác định là các bên có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các phương tiện mà pháp luật cho phép để thực hiện chức năng của mình khi tranh tụng trước một Toà án công bằng. Toà án phải tạo mọi điều kiện mà pháp luật cho phép để các bên có thể phát huy hết tính chủ động và tích cực khi tham gia giải quyết vụ án hình sự, Hội đồng xét xử là chủ thể chính trong việc đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên các chứng cứ của các chủ thể khác xuất trình tại phiên toà,ở một mức độ cần thiết Toà án tham gia vào quá trình tranh tụng như trọng tài để góp phần làm rõ các chứng cứ và tình tiết của vụ án.  

Có thể khái quát tranh tụng trong tố tụng hình sự bao gồm các hoạt động và các hành vi tố tụng của các chủ thể nhằm thực hiện các chức năng tố tụng cơ bản: buộc tội, bào chữa và tài phán. Tranh tụng trong tố tụng hình sự: là sự tranh luận của bên buộc tội và bên bào chữa, dựa trên những chứng cứđược đưa ra trước phiên tòa do các bênthu thập theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là cơ sở để Tòa án ra phán quyết có hiệu lực thi hành,nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người.

2. Mối quan hệ giữa kết quả tranh tụng và nội dung bản án, quyết định của Tòa án

Các chức năng buộc tội, gỡ tội và tài phán trong tố tụng hình sự thuộc về bên buộc tội, bên bào chữa và Toà án. Chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội tự thân nó đã mang tính đối lập nhau và chức năng tài phán của Toà án thì không thể bao gồm cả việc buộc tội hay bào chữa, Toà án là người duy trì trật tự tại phiên toà, giám sát và điều khiển quá trình tranh tụng giữa các bên, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự của tất cả các chủ thể tham gia phiên toà. Nội dung này của tranh tụng chính là sự khẳng định về vị trí, vai trò của Toà án là người trọng tài trung lập, bảo đảm sự bình đẳng giữa hai bên buộc tội và gỡ tội trong quá trình xét xử vụ án hình sự tại phiên toà, bảo đảm sự thậtkhách quan được xác định bởi“Người trọng tài” với chức năng chuyên nghiệp là phán xét nhằm thực hiện công bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữatrong tranh tụng. Toà án là cơ quan có thẩm quyền nhân danh Nhà nước bảo vệ cụng lý với chức năngthực hiện hoạt động xét xử. Tòa án tạo điều kiện để phát huy được tính tích cực, chủ động của các chủ thể tham gia tranh tụng nhằm làm sáng tỏ các chứng cứ, hành vi, các tình tiết của vụ án, lắng nghe các luận điểm của các bên trình bày, xem xét tính hợp pháp và giá trị chứng minh của các chứng cứ được đưa ra nhằm xác định sự thật vụ án. Trên cơ sở các tình tiết của vụ án được tái hiện qua các chứng cứ, xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi đó, đánh giá các chứng cứ, đối chiếu với qui định của pháp luật đưa ra phán quyết cuối cùng khẳngđịnh hoặc phủ nhận sự buộc tội;đưa ra quyết định kết tội, áp dụng hình phạt và quyết định cách thức thi hành hình phạt đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội; tuyên bố vô tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với người bị buộc tội.

Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, để đảm bảo tranh tụng tại phiên tòa, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định việc ra quyết định đưa vụ án ra xét xử; triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; sự cómặt của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng; giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi cóngười vắng mặt; trình tự xét hỏi, tranh luận… khixét hỏi:lần lượtHội đồng xét xử, Kiểm sát viên, luật sư (nếu có) thực hiện việc hỏi người bị truy tố, người làm chứng, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, công bố lời khai của cơ quan, tổ chức, của người vắng mặt hoặc lời khai của người có lời khai tại phiên tòa khácvới lời khai tại cơ quan điều tra để thẩm tra chứng cứ làm rõtừng vấn đề của vụ án. Về tranh luận,bảo đảm sự đối đáp của bên buộc tội và bên bào chữa, Kiểm sát viên luận tội, người bị hại, người bào chữa, bị cỏo đều phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đó được kiểm tra tại phiên toà để lựa chọn chứng cứ cú lợi cho bờn buộc tội hoặc bờn bào chữa, đưa ra lý lẽ của mỗi bên để bảo vệ quan điểm buộc tội hoặc quan điểm gỡ tội nhằm xác định bị cáo có phạm tội, tội nhẹ hơn hoặc không phạm tội. Nếu Kiểm sát viên không tranh luận về ý kiến của Luật sư và bị cáo hoặc người khác thì Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề người khác đã nêu ra nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Bản án của Tòa án phải căn cứ vào các chứng cứ đã được thẩm tra, tranh luận của bên buộc tội và bên bào chữa tại phiên tòa để xem xét từng vấn đề của vụ án; phảiphân tíchđầy đủ, khách quan, toàn diện các chứng cứ và đưa ra phán quyết cuối cùng khẳng định hoặc phủ nhận sự buộc tội. Do đó, tranh tụng và bản án có quan hệ chặt chẽ, kết quả tranh tụng là cơ sở của việc ban hành bản án. 

3. Một số vấn đề cần xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Trong chiến lược cải cách tư pháp, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 2/1/2002, định hướng “Nâng cao chất lượng công tác điều tra... công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác... phải bảo đảm cho mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan...việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”. Trên cơ sở đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được sửa đổi, bổ sungcú nhiều qui định quan trọng về địa vị pháp lý của người bào chữa cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc tạo điều kiện để bảo đảm quyền của người bị buộc tội. Do đó, những quy định chung của Bộ luật tố tụng hình sự thể hiện đúng tinh thần cải cách tư phápbảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa; bên buộc tội và bên bào chữa đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu và tranh luận dân chủ trước Tòa án; Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền đó nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án; người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tổ chức, cỏ nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bào chữacó nghĩa vụ sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; mọi hoạt động tố tụng phải được tiến hành theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, quyền thu thập chứng cứ, đồ vật, Bộ luật tố tụng hình sự chỉ giành cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, không quy định trình tự, thủ tục thu thập chứng cứcủa người tham gia tố tụng, luật sư và người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, có nghĩa là chưa công bằng, bình đẳngvàthực chất là chưatrang bị cho họ phương tiện để họ bảo vệ quyền lợi và chưa đảm bảo cho việc tranh tụng. Mặt khác, trong giai đoạn chuẩn bị phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử; việc triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa; sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có tính chất tùy nghi dễ dẫn đến tùy tiện do Hội đồng xét xử có thể hoãn hoặc không hoãn phiên tòa khi cú người vắng mặt, nhất là khi vắng mặt người làm chứng quan trọng. Vấn đề này ảnh hưởng đến quá trình tranh tụng, vớ dụ: Điều 205, giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt thì: chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem có ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi xem cú ai yờu cầu hoãn phiên tòa hay không. Nếu cú người yêu cầu thì Hội đồng xét xử xem xét và quyết định. Các quy định trên không chặt chẽ bởi quy định Hội đồng xét xử xem xét và quyết định cũng có nghĩa là Tòa án cú thể vẫn xét xử hoặc hoãn phiên tòa. Theo Điều 178, Tòa án phải ghi đầy đủ họ tên của những người tham gia tố tụng, vật chứng cần đưa ra xem xét tức là trong đó có nhân chứng, vật chứng. Như vậy, nếu nhân chứng do Luật sư, bị cáo yêu cầu triệu tập chưa được cơ quan tiến hành tố tụng ghi lời khaicũng như vật chứng do Luật sư, bị cỏo, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự thu thập, Tòa án cú chấp nhận triệu tậpvà đưa vật chứng ra phiên tòa haykhông thì không được nêu rõ và không quy định cụ thể các trường hợp nào bắt buộc phải cú mặt tại phiên tòa là không đảm bảo việc tranh tụng tại phiên tòa cú thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khỏc. Về quy định cho Tòa án thu thập chứng cứ, cú nghĩa vụ chứng minh về vụ ỏn cũng như trình tự xét hỏi và tranh luận theo các quy định của pháp luật tố tụng đó nờu thì cú thể việc xét hỏi, xem xét chứng cứ sẽ không được khỏch quan và thỏa món bởi các yờu cầu của bị cỏo, người bị hại, các người tham gia tố tụng khác và Luật sư, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự khi họ xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật và yêu cầu thì cũng chỉ cú thể được chấp nhận ở mức độ nhất định cả về chất và lượng. Vỡ vậy,có thể người làm chứng để buộc tội do Cơ quan điều tra xác định, Tòa án triệu tập cú mặt tại phiên tòa thì Tòa án sẽ xét xử vụ ỏn, cũn trường hợp người làm chứng quan trọng trong việc chứng minh bị cỏo không phạmtội có thể sẽ không được Tòa án quan tõm đúng mức, Tòa triệu tập nhưng họ không có mặt thì Tòa án vẫn cóthể vẫn xét xửvỡ quyền này của Tòa án, nên nhiều trường hợp yêu cầu của họ được kiểm sát viên đề nghị Tòa án không chấp nhận và Tòa án chấp nhận đề nghị đó của Kiểm sát viên.Khi nhân chứng quan trọng vắng mặt, Tòa án côngbố lời khai chủ yếu là để chứng minh việc phạm tội của bị cáo và việc thẩm tra chứng cứ trong trường hợp này khó có thể xác định sự thật của vụ án. Cuộc tranh luận giữa bên buộc tội và bên bào chữa, ý kiến của những người tham gia tố tụng khác, thực tiễn cho thấy: có trường hợp Viện kiểm sát tranh luận với luật sư không đầy đủ, không đủ lý lẽ đối đáp với luật sư; cũng có trường hợp Luật sư không tham gia xét hỏi cũng như tranh luận mờ nhạt với Viện kiểm sát do Luật sư được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định bào chữa, cũng có trường hợp Luật sư đưa ra chứng cứ, đồ vật nhưng không được Hội đồng xét xử chấp nhận, nhưng Tòa án ra bản án kết tội bị cáo chủ yếu vẫn chỉ dựa vào chứng cứdo Cơ quan điều trathu thập. Do đó, một số bản án của Tòa án chưa có sức thuyết phục cao. Có thể nói nhiều quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nêu trên cũngchưa thống nhất, nhiều khi các qui định chỉ mang giá trị hình thức, tranh tụng còn mờ nhạt, chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu về dân chủ,bình đẳng,công khai của quá trình tranh tụng để giải quyết vụ án hình sự.

Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 2/6/2005, tiếp tục chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp đặt ra là “Hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp... Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…”. Như vậy, cần phải tăng cường việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, nâng cao chất lượng tranh tụng. Trên cơ sở nghiên cứu các hệ tố tụng tranh tụng và thẩm vấn, chúng tôithấy cần tăng cường yếu tố tranh tụng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt nam trờn cơ sở kế thừa pháp luật tố tụng truyền thống của ta.

Để đảm bảo việc tranh tụng tại phiên tòa, Bộ luật tố tụng hình sự cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số vấn đề để các quy định chung và quy định cụ thể thống nhất với nhau, quy định Tòa án làm trọng tài, điều khiển để các bên buộc tội, bào chữa và những người tham gia tố tụng khác làm rõ các vấn đề của vụ án; quy định việc có mặt của bị cáo, người làm chứng, những người tham gia tố tụng khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự được tham gia xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa và theo hướng Tòa án chỉ tham gia xét hỏi khi thấy cần làm rõ thêm các vấn đề của vụ án mà các bên chưa làm rõ. Theo chúng tôi có thể sửa đổi, bổ sungmột số vấn đề củaBộ luật tố tụng hình sự như sau:

3.1.Về  Điều 19.Bảo đảm quyền bình đẳng trước Toà án của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự, thì Chương V về chứng cứ và thu thập chứng cứ cần quy định cho người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có quyền thu thập chứng cứ, để xuất trình cũng như đưa ra thẩm tra, tranh luận tại phiên tòa góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan về vụ án, cụ thể, đề nghị sửa đổi bổ sung hai điều sau:

- Điều 63.Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, sửa đổi, bổ sung đoạn đầu:“Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự phải chứng minh:”.

- Điều 65.Thu thập chứng cứ, khoản 1söa ®æi, bổ sung như sau: “1. Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Người bào chữa có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ liên quan đến hành vi bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ liên quan đến quyền lợi hoặc nghĩa vụ của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

3.2.Để bảo đảm triệu tập đầy đủ những người cần xét hỏi đến phiên tòa, trong đó bao gồm cả những người làm chứng do bÞ c¸o, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi cho đương sự yêu cầu triÖu tËp, cÇn söa ®æi, bæsung Điều 178 vÒnội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử, kho¶n9 söa ®æi, bæsung: 9. Họ tên ngườibị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; những người làm chứng do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự xác địnhcần được triệu tập để xét hỏi tại phiên tòa” và kho¶n10sửa đổi, bổ sung: “10. Vật chứng do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự thu thập cần đưa ra xem xét tại phiên tòa”.

3.3.ĐÓ bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, nếu cú xử vắng mặt bị cỏo thì chỉ xét xử những vụ ỏn phạm tội quả tang, chứng cứ đó rõ ràng, bị cỏo nhận tội và khoản 2 Điều 187 có thể sửa đổi bổ sung như sau: “2. Nếu bị cỏo phạm tội quả tang, khai nhận tội, chứng cứ rõ ràng, sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đó được giao giấy triệu tập hợp lệ thì Hội đồng xét xử có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau:

a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;

b) Bị cáo đang thực hiện nhiệm vụ, công vụ và không thể triệu tập đến phiên tòa”.

3.4.Về Điều 190. Sự có mặt của người bào chữa,có thể sửa đổi, bổ sung như sau:“Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa, có thể gửi trước chứng cứ, đồ vật, tài liệu và bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa. nhằm bảo đảm cho việc tranh tụng và bảo vệ quyền lợi cho bị cáo.

3.5.Về Điều 191. Sự có mặt của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ cần phân biệt các trường hợp nào thì hoãn phiên tòa, trường hợp nào thì không hoãn phiên tòa. Theo chúng tôi, khoản 1 cần sửa đổi, bổ sung: “1. Nếu người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ là những người cung cấp chứng cứ quan trọng của vụ án có ý nghĩa chứng minh bị cáo có tội hoặc không có tội vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa”.

3.6.Về Điều 192. Sự có mặt của người làm chứng, để đảm bảo việc xét hỏi làm rõ việc phạm tội hay không phạm tội của bị cáo và tranh tụng tại phiên tòa,cần sửa đổi, bổ sung: “Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ở Cơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiêntßa”.

3.7.Về Điều 193. Sự có mặt của người giám định, đối với vụ án phức tạp, nếu sự có mặt người giám định là quan trọng và vắng họ thì tranh tụng không đảm bảo, bị cáo, người bảo chữa hoặc người tham gia tố tụng khác yêu cầu phải có mặt giám định viên, thì phải hoãn phiên tòa, vì vậy cần sửa đổi, bổ sung khoản 2:“2. Nếu người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa”.

3.8.Về Điều 201.Thủ tục bắt đầu phiên tòa, việc giao nhận bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử là nhằm để bị cáo chuẩn bị bào chữa cho mình hoặc nhờ Luật sư bào chữa, nên không thể quy định việc “Nếu bị cáo yêu cầu” thì mới hoãn phiên tòa, quy định như vậy là nhằm sớm kết thúc vụ án nhưng rõ ràng là bất lợi cho bị cáo, theo chúng tôi bỏ đoạn này, sửa như sau:“Trong trường hợp bị cáo chưa được giao nhận bản cáo trạng theo quy định tại khoản 2 Điều 49 và quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 182 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa”.

3.9.VềĐiều 205.Giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt,chúng tôi đề nghị cần quy định cụ thể các trường hợp vắng mặt có tính chất làm chứng quan trọng như các điều luật nêu ở phầntrên, nên sửa đổi, bổ sung điều này như sau:“Chủ tọa phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem ai có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu ra xem xét hay không. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì chủ tọa phiên tòa cũng phải hỏi xem có ai yêu cầu hoãn phiên tòa hay không. Nếu có ngườiyêu cầu triệu tập thêm người làm chứng và có người vắng mặt thuộc các trường hợp quy định tại các điều 187, 190, 191, 192, 193thì Hội đồng xét xử quyếtđịnhhoãn phiên tòa.

3.10.Về Điều 207.Trình tự xét hỏi, để bảo đảm tính khách quan, công bằng, bình đẳng, dân chủ tại phiên tòa và tránh được việc “Tòa án kết tội từ giai đoạn xét hỏi”, không nên để Hội đồng xét xử hỏi trước mà để Kiểm sát viên hỏi để bảo vệ cáo trang, bên bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự hỏi sau đó nếu thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử hỏi thêm và để thời gian cho bên buộc tội, bên bào chữa, người tham gia tố tụng khác yêu cầu làm rõ các vấn đề của vụ án. Do đó, đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều này như sau:  

“1. Kiểm sát viênphải đưa ra các chứng cứ, xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lýđể bảo vệ quyết định truy tố của cáo trạng. Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể đưa ra các chứng cứ và xác định đầy đủ những vấn đề liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của những người mà họ bảo vệ theo quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử thấy cần thiết thì làm rõ thêm các vấn đề của vụ án.Trường hợp bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho họ, thì họ có quyền yêu cầu Kiểm sát viên hoặc Hội đồng xét xử hỏi thêm những người tham gia tố tụng, người giám định để làm rõ từng vấn đề của vụ án và họ có quyền đặt câu hỏi đối với người khác về những vấn đề còn mâu thuẫn của vụ án”.

2. Khi xét hỏi từng người, Kiểm sát viên hỏi trước rồi đếnngười bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị Hội đồng xét xử choKiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định.Nếu Hội đồng xét xử thấy cần làm rõ thêm vấn đề gì thì yêu cầu các bên tiếp tục xét hỏi, Hội đồng xét xử chỉ xét hỏi sau khi đã yêu cầu các bên xét hỏi nhưng thấyviệc làm rõ thêm các vấn đề của vụ án là cần thiết.

3. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên và người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự có quyền xuất trình vật chứng có liên quan trong vụ ánđểxem xét.”

3.11.Về Điều 208.Công bố những lời khai tại Cơ quan điều tra, cần bổ sung đối tượng được công bố lời khai của người được xét hỏi tại phiên tòa, khoản 1 Điều này bổ sung như sau:“1. Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sựkhông được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên tòa về những tình tiết của vụ án”.

3.12.Về Điều 209.Hỏi bị cáo, cần bổ sung các khoản 1, 2, 3 như sau:

“1. Người tham gia xét hỏiphải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì đề nghịchủ tọa phiên tòa phải cách ly họ. Trong trường hợp này, bị cáo bị cách ly được người xét hỏithông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.

2. Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sựhỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.

3. Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên toà có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà cho Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sựhỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ”.

3.13.Về Điều 210.Hỏi người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, sửa đổi, bổ sung việc xét hỏi sau cùng của Hội đồng xét xử như sau: “Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người đó trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ. Sau đó, Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sựhỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn, Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm những vấn đề còn chưa rõ.

3.14. VềĐiều 211.Hỏi người làm chứng, cần sửa đổi, bổ sung khoản 1, 2 như sau:“1. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự vàHội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.

2. Khi hỏi người làm chứng, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sựphải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án, yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Hội đồng xét xử có thể hỏi thêm người làm chứng”.

3.15. Về Điều 213.Xem xét tại chỗ, bổ sung vào đoạn hai như sau:Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự vàHội đồng xét xử có thể hỏi thêm những người tham gia phiên toà về những vấn đề có liên quan đến những nơi đó”.

3.16. Điều 214.Việc trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức, sửa đổi đoạn một từ “Hội đồng xét xử công bố” sang “Kiểm sát viên công bố” như sau:“Nhận xét, báo cáo của cơ quan, tổ chức về những tình tiết của vụ án do đại diện của cơ quan, tổ chức đó trình bày; trong trường hợp không có đại diện của cơ quan, tổ chức đó tham dự thì Kiểm sát viêncông bố nhận xét, báo cáo tại phiên tòa”.

3.18. Về Điều 215.Hỏi người giám định, sửa đổi khoản 3: “chủ tọa phiên tòa công bố” thành “Kiểm sát viên công bố” như sau:“3. Nếu người giám định vắng mặt, thì Kiểm sát viêncông bố kết luận giám định”.

3.19. Về Điều 216.Kết thúc xét hỏi, sửa cụm từ “có yêu cầu xét hỏi” thành “có xét hỏi và yêu cầu làm rõ’

Khi nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người khác tham gia phiên tòa xem họ có xét hỏivà yêu cầu làm rõvấn đề gì nữa không. Nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.

3.19. Về Điều 218. Đối đáp, sửa đổi, bổ sung thêm “ý kiến” đoạn một thành “lập luận của mình” và đoạn hai đổi thành “lập luận” như sau: “Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bàylập luận của mìnhvề luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến.

Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại lập luậncủa người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án”.

3.20. Về Điều 221.Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn, để bảo đảm là trọng tài, Tòa án không tự kết tội bị cáo khi không còn quyết định truy tố, chúng tôi đề nghị cuối khoản 1, bỏ cụm từ “vẫn tiếp tục xét xử vụ án” sửa thành “chỉ xét xử phần không bị rút truy tố, xét xử theo tội mà Kiểm sát viên đã thay đổi  và đình chỉ vụ án phần Kiểm sát viên rút quyết định truy tố”và khoản 2, sửa đổi, bổ sung nội dung “trước khi nghị án, Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng tại phiên tòa trình bày ý kiến về việc rút truy tố đó” thành “Hội đồng xét xử đình chỉ toàn bộ vụ án”. Nội dung của điều này là:

“1. Khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xử chỉ xét xử phần không bị rút truy tố, xét xử theo tội mà Kiểm sát viên đã thay đổi và đình chỉ xét xử phần Kiểm sát viên rút quyết định truy tố.

2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử đình chỉ toàn bộ vụ án”.

3.21. Về Điều 222. Nghị án, cần sửa đổi, bổ sung như sau cho cụ thể:

“1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một; cụ thể là các vấn đề chính sau: căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà, qua việc xét hỏi và tranh luận tại phiên toà đã đủ căn cứ kết tội bị cáo hay chưa;nếu đã đủ căn cứ kết tội thì bị cáo phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều luật nào của Bộ luật hình sự;hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp đối với bị cáo; án phí hình sự, án phí dân sự sơ thẩm;kiến nghị sửa chữa những khuyết điểm trong công tác quản lý.

Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm thì khi phát biểu,các Hội thẩm phát biểu trước, Thẩm phán chủ toạ phiên toà phát biểu sau. Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm thì các Hội thẩm phát biểu trước, đến Thẩm phán không phải là chủ toạ phiên toà và sau cùng là Thẩm phán chủ toạ phiên toà phát biểu.

Thành viên của Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số thì có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng và được đưa vào hồ sơ vụ án.

2. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn,rút toàn bộ quyết định truy tố thì tùy từng trương hợp, Hội đồng xét xử giải quyết như sau: khi Kiểm sát viên rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì Hội đồng xét xửđình chỉ xét xử phần rút truy tố, chỉ xét xử phần không bị rút truy tố, xét xử theo tội mà Kiểm sát viên đã thay đổi và việc giải quyếtnhững vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử đình chỉ toàn bộ vụ án”.

3. Khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đã được thẩm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.

4. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại đầy đủ các ý kiến đã thảo luận về từng vấn đề một và quyết định theo đa số của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đó. Các thành viên Hội đồng xét xử phải ký vào biên bản nghị án tại phòng nghị án trước khi tuyên án”.

3.22. Về Điều 224. Bản án, bổ sung khoản 2, khoản 3 như sau:

1. Toà án ra bản án nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.Trong bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Toà án; họ tên của Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo; họ tên, nơi làm việccủa người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ.

3. Trong bản án phải trình bày các hành vi phạm tội của bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố; số của cáo trạng; ngày, tháng, năm ra cáo trạng; tên Viện kiểm sát truy tố bị cáo; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo. Căn cứ vào việcxem xét, kiểm tra những tài liệu, chứng cứ qua việc xét hỏi và tranh luậntại phiên tòa, bản án phảiphân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định không có tội đối với các hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố đối với bị cáo; nếu xác định bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều luật nào của Bộ luật hình sự; tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo và hướng xử lý. Nếu bị cáo không phạm tội thì phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không phạm tội và giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Toà án và quyền kháng cáo đối với bản án.

Trên đây là một số vấn đề cần nghiên cứu, xem xét để sửa đổi, bổ sung bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 theo tinh thần tăng cường yếu tố tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam.

(Lưu ý: vì thời lượng có hạn, không thể phân tích cụ thể, nên phần chữ nghiêng trong bài viết là nội dung xem xét sửa đổi, bổ sung).