vi-VNen-US
Hotline: 0913460889 (Mr. Thơ – Luật sư)

NHẬN DIỆN RỦI RO PHÁP LÝ

21/08/2013 16:26        

DỊCH VỤ NHẬN DIỆN RỦI RO PHÁP LÝ VÀ CẢI TIẾN

“Lỗ thủng nhỏ cũng đủ chìm thuyền” hãy bắt đầu vá những lỗ thủng trong doanh nghiệp.

Trong kinh doanh “lợi nhuận” và “rủi ro” luôn song hành cùng nhau, nhưng lại tỷ lệ nghịch với nhau, kỳ vọng lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng nhiều. Là doanh nhân, ai cũng nhận thức được điều đó, tuy nhiên, vì sức ỳ tâm lý, nên họ nghĩ rằng, rủi ro trong kinh doanh là chuyện bình thường, nên dễ dàng chấp nhận nó… và hiện tượng “mất bò mới lo làm chuồng” lại càng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Và sức ỳ tâm lý đó ngày càng trở thành một thứ bệnh khó chữa, khi ai cũng nhận thức rằng, người bị mất bò vẫn chỉ là thiểu số, nhưng ít ai nghĩ rằng, trong số thiểu số đó có người đã bị tan gia bại sản, và trong số đó có thể sẽ là mình …

Vì sao doanh nghiệp phải thường xuyên đối mặt với:

-       Khả năng bị truy thu thuế, bảo hiểm xã hội?

-       Khả năng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, bảo hiểm xã hội, lao động, môi trường ….?

-       Khả năng bị người lao động khiếu nại, khởi kiện?

-       Khả năng bị tranh chấp hợp đồng?

-       Khả năng bị thất thoát tài chính?

-       Khả năng bị mất cắp tài sản?

Hãy bắt đầu phá vỡ sức ỳ tâm lý, loại trừ rủi ro từ những sự kiện pháp lý xảy ra trong doanh nghiệp, bằng cách thực hiện các việc sau:

1.     Kiểm tra tính tuân thủ luật doanh nghiệp:

-       Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính;

-       Thực hiện việc góp vốn và cấp giấy chứng nhận vốn góp;

-       Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;

-       Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp;

-       Thực hiện việc cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh;

-       Thực hiện việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh;

-       Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp;

-       Chế độ ủy quyền trong doanh nghiệp;

-       Chế độ họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, đại hội cổ đông;

-       Thực hiện việc công khai thông tin về công ty cổ phần;

-       Quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ - công ty con;

2.     Kiểm tra tính tuân thủ luật lao động và bảo hiểm xã hội:

-       Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

-       Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;

3.     Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật về kế toán và thuế:

-       Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán;

-       Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

4.     Kiểm tra vấn đề hợp đồng;

-       Xem xét hình thức, nội dung của các loại hợp đồng trong công ty;

-       Xem xét quy trình kiểm soát việc ký kết, thực hiện, thanh lý hợp đồng có chặt chẽ;

5.     Kiểm tra nhận thức về sở hữu trí tuệ:

-       Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

-       Doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa?

6.     Kiểm tra nhận thức về luật cạnh tranh:

-       Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm;

-       Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bị cấm; 

-       Các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm (hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp …)

7.     Kiểm tra việc kiểm soát các quy trình phối hợp ẩn chứa nhiều mối nguy rủi ro pháp lý:

Các quy trình ẩn chứa nhiều mối nguy, bao gồm:

-       Quy trình thu chi tài chính;

-       Quy trình xuất nhập hàng hóa;

-       Quy trình mua hàng;

-       Quy trình bán hàng;

-       Quy trình quản lý hợp đồng;

8.     Kiểm tra việc tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp;

-       Đảm bảo theo đúng luật doanh nghiệp;

-       Đảm bảo phân chia chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng;

-       Đảm bảo chế độ báo cáo;

-       Đảm bảo chế độ kiểm soát.